Mẹ lưu ý những món không nên ăn khi trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt khiến cha mẹ lo lắng và thường nấu những món ăn bổ dưỡng để trẻ mau chóng phục hồi. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng, có một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn lúc sốt vì sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn.

 

Những món ăn kiêng kỵ tuyệt đối khi trẻ sốt

Trứng

Trứng là món ăn quen thuộc và yêu thích của rất nhiều bé, nhưng trứng rất giàu Protein, khi vào cơ thể sẽ tạo ra năng lượng lớn, làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không thể phát tán ra ngoài. Chính vì thế, trẻ sẽ càng sốt cao. Thay vào đó, mẹ hãy cho con ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước, đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu protein.

Mật ong

Dù là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng khi con sốt, mẹ cũng không nên cho bé sử dùng mật ong. Bởi chất ngọt trong mật ong sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ, cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, trẻ sẽ càng lâu khỏi ốm.

Nước lạnh

Nhiều mẹ khi thấy con sốt liền cho uống nước lạnh vì nghĩ rằng làm vậy sẽ giúp cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt. Tuy nhiên, bé uống quá nhiều nước lạnh không những không khiến nhiệt độ của cơ thể giảm đi mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt do mắc bệnh truyền nhiễm, chức năng của đường tiêu hóa giảm sút thì việc uống nước lạnh còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con.

Bởi vậy, khi con sốt mẹ chỉ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc để chống tình trạng mất nước, giảm sự phát triển của vi rút và vi khuẩn. Uống nhiều nước cũng khiến các tế bào máu trắng thực hiện chức năng của mình tốt hơn, các độc tố dễ dàng được loại bỏ hơn.

Đồ ăn khó tiêu

Nhóm thực phẩm tiếp theo mẹ cũng không nên cho trẻ ăn khi bị sốt là: tôm, cua, cá, các loại thịt nhiều cholesterol… Bởi dù rất giàu dinh dưỡng nhưng chúng lại gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Chăm sóc khi trẻ khi bị sốt

Khi trẻ sốt nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C, tức sốt nhẹ, cha mẹ chưa cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà nên dùng một số biện pháp can thiệp giúp bé giảm sốt như sau:

– Giúp bé thoáng mát: mặc cho bé những quần áo có chất liệu nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt, để bé nằm trong phòng thông thoáng, nhiệt độ không quá cao. Nhiệt độ được khuyên cho bé là 21 – 23 độ C.

– Dùng khăn vải thấm nước vắt khô đắp lên trán, cổ và tay trẻ.

– Xen kẽ với việc đắp khăn, cha mẹ cũng có thể dùng khăn lau khắp người cho bé để nhiệt độ cơ thể mát hơn. Những vùng như nách, bẹn, cổ… khi được làm mát sẽ giúp cơ thể hạ sốt.

– Bổ sung nước cho trẻ. Bạn nên biết rằng khi cơ thể nóng, ho… trẻ sẽ bị mất nước. Vì vậy hãy bổ sung nước cho trẻ, để trẻ uống nhiều nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

– Đừng quên cặp nhiệt độ sau 4 – 5 tiếng để theo dõi xem trẻ có hạ sốt không.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài, không có dấu hiệu bớt nóng sau những biện pháp trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện với những bé sốt đi kèm co giật, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi.

Trên đây là những thực phẩm không có lợi cho trẻ khi bị sốt, mẹ cần loại ngay khỏi thực đơn của con. Thay vào đó, mẹ hãy tăng cường những thực phẩm chế biến dạng mềm, lỏng, cho con uống nhiều nước lọc, nước trái cây để con nhanh chóng khoẻ mạnh.

Go Top GoTop