Cách nấu cháo cho trẻ đúng cách

 Mọi người mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm đều muốn chế biến bữa ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Nấu được món cháo như ý thì chắc ít mẹ biết.

 

Những cách nấu cháo mà mẹ cứ cho là đúng

Các mẹ luôn cố gắng chế biến để có món chào ngon nhất cho con mình

Các mẹ thường tìm kiếm những “bí kíp” từ dân gian, trên mạng để chế biến những món cháo giúp con ăn ngon hơn và phát triển đẩy đủ. Riêng một vài mẹ còn biến tấu sáng tạo ra những công thức nấu cháo cho riêng mình.

Tuy nhiên những “bí kíp” đó, không phải lúc nào cũng đúng. Đơn cử như cho thêm ngũ cốc vào cháo, các mẹ cứ nghĩ rằng muốn nồi cháo cho con giàu dĩnh dưỡng thì cần cho thêm ngũ cốc. Nhưng đây là sai lầm bởi ngũ cốc không hề phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé dù ngũ có giàu chất dinh dưỡng

Tuy rau xanh, củ, quả rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì điều đó nên các mẹ có suy nghĩ rằng bé ăn nhiều là tốt. Ví như khoai tây rất giàu carbohydrate, rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa hay cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.

Ngoài ra nhiều trường hợp khác như: nấu một nồi cháo to cho trẻ ăn cả ngày, không cho dầu ăn vào cháo,cho trẻ ăn quá nhiều đạm,…

Cách chế biến sao cho hợp lý?

Nguyên liệu tươi ngon chế biến đúng cách sẽ cho trẻ có được món cháo như ý

Mẹ cần biết cách chế biến những thực phẩm, rau củ tươi sống một cách phù hợp nhằm giảm thiểu sự hao hụt chất dinh dưỡng và hạn chế tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe của bé.

Đối với trái cây, không nên gọt quá sâu vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Còn rau củ không nên ngâm lâu trong nước vì các vitamin B, C và một số khoáng chất sẽ bị hòa tan mà chỉ nên rửa dưới vòi nước chảy.

Bạn nên chọn cách chế biến món ăn cho bé  bằng cách hấp thức ăn thì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên lại làm mất chất dinh dưỡng do đun ở nhiệt độ cao và chất dinh dưỡng bị hòa tan trong nước. Nhằm hạn chế mất chất thì bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi chế biến và nhiệt độ khi đun.

Đối với thực phẩm tươi sống cần phải được chế biến ngay, ăn luôn sau khi chế biến. Với thức ăn nấu chín bạn không nên để quá 4 giờ trong nhiệt độ phòng, riêng thức ăn qua đêm thì bạn buộc phải đun sôi lại. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến bạn cần sử dụng nước sạch, lau rửa dụng cụ nấu ăn và rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn cho bé.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm là từ loãng đến đặc, từ mềm đến thô, từ ít đến nhiều, nghĩa là tập dần cho bé làm quen với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, bắt đầu từ lượng nhỏ rồi tăng dần lên. Để bé không bị ngán và thiếu các vi chất dinh dưỡng, mẹ cần thay đổi thường xuyên thực đơn trong từng bữa ăn.

Go Top GoTop