Bổ sung vi chất kẽm khoa học cho trẻ

Kẽm là vi chất không thể thiếu giai đoạn đầu đời của trẻ do kẽm có tác dụng điều trị biếng ăn; kích thích sự phát triển các tế bào miễn dịch, thần kinh; thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất của trẻ, bạn nên bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ.

 

Vi chất dinh dưỡng giúp trẻ ngon miệng

Kẽm có tác dụng tương đối lớn đến sự tăng trưởng của cơ thể, kích thích sự phát triển, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn cấu thành nên enzym trong cơ thể, tăng việc tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, làm giảm cảm giác ngon miệng khi cơ thể bị thiếu kẽm.

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em rất cao, từ 30-40%. Do đây là vi chất nên khi thiếu kẽm thì các biểu hiện rất khó chẩn đoán nên các cha mẹ thường không phát hiện được. Việc thiếu kẽm ở trẻ có thể nhận ra bằng các triệu chứng dễ thấy như: biếng ăn, tiêu chảy, rụng tóc hay ốm vặt,…Bạn có thể thấy biểu hiện trên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác khiến các cha mẹ  nhận biết sai làm, nên chỉ điều trị triệu chứng mà trẻ đang gặp phải mà không điều trị tận gốc vấn đề. Vấn đề này nếu không được phát hiện có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Như các nghiên cứu mới nhất, trẻ thiếu kẽm có nguy cơ mắc một số bệnh lý như: rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, chậm phát triển chiều cao, suy giảm khả năng miễn dịch, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới trì hoãn thời gian dậy thì khi trưởng thành của trẻ…Do đó, các cha mẹ nên bổ sung lượng kẽm đầy đủ, một cách khoa học để trẻ phát triển toàn diện.

Cách bổ sung kẽm đúng cách

Cha mẹ cần có những cách bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ để đảm bảo phát triển tốt, ngay từ nhỏ. Theo khuyến cáo của bộ Y tế, đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi cần được cung cấp khoảng 4,1mg/ngày, trẻ từ 4-6 tuổi là 5,1mg/ngày. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa nên mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như: thịt dê, thịt bò, trong lòng đỏ trứng gà, hay các loại đậu hoặc rau xanh như: nấm, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, và tỏi,…. Các loại hải sản như: hàu, tôm, cua, ghẹ,… cũng là các thực phẩm giàu kẽm. Tuy nhiên, trong điều kiện hàng ngày, trẻ cũng chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm, còn 70% còn lại sẽ đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa, nước tiểu và mồ hôi.

Kẽm chứa nhiều trong các loại thực phẩm như hàu, tôm hùm,… hay các loại đậu, hạt.

 

Go Top GoTop